Pages

Sunday, November 30, 2014

Dịch sấm Trạng Trình

Bàn Tay Mang chữ Vương"王"
Lồ lộ mặt rồng đầu có chữ vương
"Đố ai biết được Bảo Giang môn?


Là nơi Thánh chúa, Thiên tôn định phần
Xuất giang môn, hóa giang môn
Ly nơi đông thổ xoay vần tây phương"
Ông Vua nầy xuất thân không phải người thường gđ trung lưu tướng tinh là Hoàng Vũ"Bắt Đẩu" đầu thai chuyển thế chỉ có nửa tướng tinh ở trần gian,còn nữa tướng tinh chưa được lệnh
.Lúc sanh ra do Phật bà Quan Âm Nam Hải đưa đến Gđ có căn tu khi lúc nhỏ được lệnh ra khỏi vn thập niên 1978-1979 tiết đoan ngọ trăng tròn bán nguyệt.Lúc sanh ra là đất không chân mà nước vn chỉ có hai nơi là đất không chân,trước mặt nhà thuộc hướng bắc có con sông chấn ngang đổ ra biển bên phải,bên trái con gạch chạy dài giáp ranh biển nam Hải nhìn trên ngó xuống là chữ nhân 人 nhưng khi sanh là hướng tây nam, chổ sanh có con lộ mang chữ gạch thẳng ra biển nam hải .bạn lấy bản đồ thập niên 1800 sẽ tìm thấy ,bởi vậy cái tên mới mang tên mộc và thủy... có 6 gái 1 trai nhưng con trai vưà bước đến tuổi 17 đã nhận lệnh ra khỏi vn đi đinh cư bắc âu và chuyển đổi hai lần quốc tịch mới định cư nước thứ ba.trước lúc ra khỏi vn nhận được QUẺ xâm Quan Âm tống thái tổ tức vị trần kiều
"Vua còn cuốc nguyệt cày mây
Phong điều vũ thuận, thú rày an dân."
"Chim hồng vỗ cánh bay cao
Tìm cho được chốn mới vào thần kinh."
Câu nầy chỉ là vị thánh quân đang tu thân và thú vui trồng thuốc nam.Ngồi lắng nghe người dân trong nước đang vấy động khóc than.
Hương phước điạ giáng linh
.ÐOÀI phương phước địa giáng linh
Cửu trùng thụy ứng Long Thành ngủ vân
Phá điền Thiên tử giáng trần
Bảo Giang thiên tử xuất 
Tứ hải lạc âu ca
Dục đức thánh nhân hương
Vị minh Quân bổn mạng Bạch Long mang cung Đoài mạng bích thượng thổ.
"Quá kiều cư bắc phương
Kim tịch sinh ngưu lang" 
Thượng đại nhân bất nhân
Thánh ất dĩ vong ân 
Bạch hổ kim đái ấn 
Thất thập cổ lai xuân
Vị minh Quân nầy mạng thổ cung âm tuổi Tân sửu 1961 tuổi vn nhưng mang quốc tịch thì tuổi bị tráo đổi lúc xuất ngoại đây là thiên cơ,vị Thánh Quân hiện tại có đôi bạch hổ ý nghiã là long hổ hội là linh phù cuả thượng Đế trao tặng trong người phân hai thân hai dòng máu 4 quốc tịch trong cơ thể,
" Mộc hạ châm châm khẩu "
Danh thế xuất nan lương
" Chờ cho động đất chuyển trời
Bấy giờ thánh sẽ nên tay anh hùng
Trời cao đất rộng bao xa
Làm sao cho biết cửa nhà đế vương"
Tên nưả mộc nưả thủy ,vị nầy đang cuộc sống an nhàn nhưng có chư thiên độ mạng. con sông trước mặt nhà thiên tử là mang chữ khẩu có miếu bà Thiên Hậu.
Tiền sinh cha mẹ đà cách trở
Hậu sinh thiên tử Bảo Giang môn
Bảo Giang thiên tử xuất
Ðời này thánh kế vị vương
Ðủ no đạo đức văn chương trong mình
Sông Bảo Giang thiên định ai hay
Bảo Giang thánh xuất trung ương thuở nầy
Uy nghi trạng mạo khác hình
Thác cư một gốc kim tinh phương đoài
qua tay người vú nuôi.Gđ nầy không có tay nuôi dưỡng số khắc con trai,độ bốn mươi mấy tuổi người mẹ mới ẩm con.Số có 2 bà mẹ hiện tại cuộc sống đủ no nhưng thân ẩn hai tướng tinh .Một Long tàng phế tại chân vì bị cao biển ếm chú nửa thân ngưu ẩn tuổi trâu,chân mạng vừa kim,thủy,mộc,thổ.

Thursday, November 27, 2014

Ba phong cách nói chuyện

Lời Phật Dạy
Đức Phật dạy có ba cách nói: một là nói như phân, hai là nói như hoa, và ba là nói như mật. Nói như phân là loại người nói điêu ngoa xảo trá, ...
Chim khôn hót tiếng thanh nhàn
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Trong cuộc sống chúng ta, hạnh phúc hay khổ đau đều khởi đi từ lời nói. Lời nói dịu dàng đằm thắm, dễ thương, lịch sự luôn mang lại một cảm giác ấm áp, an vui, nhẹ nhàng và thoải mái cho người nghe. Tuyệt nhiên, đó không phải là lời nói khách sáo, tâng bốc, dua nịnh để cho được việc rồi “đâm sau lưng chiến sĩ”. Và ngược lại, đôi khi một lời nói mà làm cho người khác phải tan nhà nát cửa, gây ra sự thù oán, nghi kị lẫn nhau: cha con bất hòa, vợ chồng không tin tưởng, anh em mất đoàn kết, người người công kích mạ lị lẫn nhau….Có khi, vì uất ức một lời nói mà người ta phải kết liễu cuộc đời trong âm thầm lặng lẽ.
Nhìn thấy được tầm quan trọng của lời nói như thế nên đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta bốn phương pháp (Tứ Nhiếp Pháp) nhằm nhiếp hóa hữu tình, mang lại hạnh phúc, an vui thiết thực cho mình và cho người. Một trong Tứ Nhiếp Pháp đó là Ái Ngữ.
Ái ngữ được định nghĩa là:
- Ái ngữ là lời nói của lòng từ bi nhân ái.
- Ái ngữ là lời nói hiền hòa chân thật.
- Ái ngữ là lời nói về công đức, trí tuệ và làm cho tâm được cởi mở.
- Ái ngữ là lời nói vì lợi ích người khác.
- Ái ngữ là lấy tâm vô nhiễm mà chỉ rõ cho mọi người đâu là mê đâu là ngộ.
- Ái ngữ tối thắng là nói pháp đúng thời, và nói cho người hợp căn cơ.
Như vậy, Ái ngữ là lời nói sự thật, là biểu hiện của lòng từ bi, là trí tuệ, là tư cách đạo đức và phẩm hạnh của người đó.
Trong Kinh A Hàm đức Phật dạy có ba cách nói: một là nói như phân, hai là nói như hoa, và ba là nói như mật. Nói như phân là loại người nói điêu ngoa xảo trá, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói đâm thọc, nói ác khẩu và nói không đúng sự thật. Nói như hoa là loại người không nói điêu ngoa xảo trá, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói đâm thọc, không nói ác khẩu và nói đúng sự thật. Nói như mật là loại người không nói điêu ngoa xảo trá, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói đâm thọc, không nói ác khẩu và nói đúng sự thật. Ngoài ra, họ còn nói những lời không hại ai, nói lời hướng thiện, nói lời êm thắm, dịu dàng, lịch sự, làm cho ai nấy đều thích nghe, sanh tâm chánh tín Tam bảo.
Trong ba loại người kể trên, đức Phật khuyên chúng ta nên làm loại người thứ ba hoặc chí ít cũng làm loại người thứ hai, chứ đừng bao giờ làm loại người thứ nhất. Vì rằng, khi chúng ta làm loại người này sẽ bị mọi người xa lánh, tởm lợm, không muốn tiếp xúc, gần gũi. Còn khi ta làm loại người thứ ba thì sẽ thích hợp với chánh pháp, đem chân lý đi vào cuộc đời, làm cho đời sống được thăng hoa, mọi người đều được sống trong tình thương yêu hòa thuận, an bình, như cơn mưa mát dịu giữa mùa hè oi bức tưới cùng khắp mặt đất cằn khô đầy rẫy sự bất an này.
Cổ nhơn có dạy:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Muốn nói bớt bảy còn ba
Bớt hai còn một mới là an vui.
Một lời nói chẳng mất gì cả, vậy mà vì tánh ích kỷ tham lam, sân hận, si mê nên đã tuôn ra những lời khó nghe, tạo sự ly gián giữa người với người, gây thù kết oán, làm cho họ phải điêu đứng, ấm ức, thất điên bát đảo, trong khi đó, mình lại vui cười sung sướng trên sự đau khổ của người khác. Những loại người như vậy thật ác độc hơn loài thú dữ. Bởi lẽ, thú dữ chỉ ăn thịt loài khác trong một đời, còn người nói lời thô ác, nham hiểm làm người khác phải chết dần chết mòn, uất hận từ đời này qua kiếp khác.
Nếu chúng ta không thể nói lời dịu dàng, dễ thương được thì tốt nhất là nói ít lại hoặc thực tập im lặng, còn hơn là phải xổ ra những lời nói khó nghe, ngược ngạo phi lý, gây tổn hại đến đời sống và danh dự của người khác.
Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: “Dù nói hàng ngàn lời vô ích, không bằng chỉ nói một lời đúng chánh pháp. Lời nói đúng chánh pháp có lợi ích làm cho tâm người nghe được an tịnh”. Thật đúng như vậy, chúng ta nói nhiều những lời vô ích thì sẽ mắc bệnh nói nhiều, nói dai, nói dở; bằng như chúng ta biết nói ít lại, nói những lời đúng chánh pháp thì không chỉ chúng ta được lợi ích mà người khác cũng được vui theo. Cho nên, lời đức Phật dạy “im lặng như chánh pháp, nói năng như chánh pháp” làm cho ta thấm thía biết dường nào.
Ngoài tấm gương của đức Phật khuyên chúng ta nói đúng, nói ít hay thực tập im lặng ra, còn có những bậc thánh nhân, triết gia, thi hào, nhân sĩ cũng đều khuyên chúng ta nên nói ít lại. Đức Khổng Tử đã dạy học trò rằng: “Đa ngôn đa quá”, (nói nhiều thì lỗi nhiều).
Và đây, hãy nghe thi sĩ Hàn Mặc Tử nhắn gửi:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới đáy nước hồ reo
Để nghe tơ liễu rung trong gió
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Lắng đọng tâm tư, chúng ta mới có thể nghe được tiếng “nước hồ reo”, tiếng “tơ liễu rung trong gió” và thấy được bầu trời giao cảm đang giải nghĩa yêu thương. Chỉ có tâm hồn lắng đọng tợ nước hồ thu như thế, chúng ta mới “nghe” được những cung bậc rung lên từ đáy sâu thăm thẳm của nội tâm đang bắt nhịp cùng ngoại cảnh, để rồi từ cái “một” nhỏ nhoi đó nhập vào mênh mông đại hải của vạn hữu đất trời. Đây là triết lý “nhất quy vạn pháp” của nhà Phật.
Cần nói thêm nữa là, trong Phật giáo, im lặng đôi khi đó là sự “im lặng sấm sét”. Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma là một minh chứng hùng hồn với “cửu niên diện bích”, chín năm quay mặt vào vách đá. Sự im lặng của Ngài là một tiếng thét sấm sét làm bung vỡ cái võ bọc vô minh, u ám từ nhiều đời kiếp tan tành thành trăm ngàn mảnh, chỉ còn lại bản tánh Chơn Như Diệu Hữu, sáng suốt và giác ngộ.
Hay như thi sĩ Thiền Basho đã lịch nghiệm:
Chuông chùa đã lặng
Mà tiếng ngân còn vang khắp đồi hoa.
Vậy mới biết, một lời nói đúng như chánh pháp hay im lặng như chánh pháp như tiếng chuông chùa, dù đã lặng nhưng âm vọng vẫn còn ngân mãi ngân mãi đến muôn trùng.
Đức Phật còn khuyên rằng, ngoài sự thực tập Ái ngữ, chúng ta phải biết giữ tâm mình cho thăng bằng, an tịnh, không bị dao động bởi những tiếng thị phi, ác khẩu, những vu khống, mạ lị, lăng nhục. Giữ được trạng thái như vậy thì, dù cho người khác có cố ý ám hại, nói xiên xỏ đặt điều, nói bóng nói gió, nói thêu dệt lắm chuyện… mình vẫn an nhiên tự tại, xem đó như là thử thách trong bước đường tìm cầu đạo giải thoát của chính mình. Có câu chuyện kể rằng: Nhà hiền triết nọ có bà vợ bị bệnh nói nhiều. Một hôm, bà bị bệnh không thể nói nhiều được nữa. Hôm đó nhà hiền triết than là, ông đã mất cơ hội thực hành hạnh tu nhẫn nhục và hạnh lắng nghe.
Một điều không thể thiếu bên cạnh lời nói dễ thương, biết nhẫn nhục, giữ tâm thanh tịnh, đó là chúng ta cần thực tập lắng nghe, lắng nghe một cách sâu sắc mới có thể thấu hiểu hết được những nỗi đau, những điều u uất dồn nén từ lâu trong lòng họ, kể cả những người ác ý vu hãm mình, họ cũng có cái “biệt nghiệp” huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp của họ. Vì vậy, chúng ta cần có cái tâm vững chãi, tâm từ bi bao dung độ lượng để nhiếp phục họ, chuyển hóa họ. Nếu không chuyển hóa họ được, thì ít ra cũng không gây thù, chuốc oán thêm nữa. Thiền Tăng Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: “Người thế gian phỉ báng tôi, khích bác tôi, làm nhục tôi, cười tôi, khinh tôi, rẻ rúng tôi, lừa tôi thì làm thế nào để đối trị?” Thập Đắc trả lời: “Chỉ nên nhẫn họ, nhường họ, tránh họ, vì họ, nhịn họ, kính họ, không để ý đến họ rồi qua một thời gian đến thăm họ.”
Trong cuộc sống, ai mà chẳng có lúc phạm phải sai lầm. Nhưng nếu người phạm lỗi biết nhận lỗi, biết ăn năn hối hận, còn những người xung quanh thì biết bao dung tha thứ cho những người lầm lỗi đó thì đâu có xảy ra hận thù, đố kỵ, hiềm khích gây đau khổ cho nhau, mà ngược lại, người người sẽ sống hòa thuận, nhà nhà yên vui, gia đình hạnh phúc, xã hội an bình, thịnh vượng. Ôi, thật cao quý biết bao!
Khổ nỗi, chúng ta không làm được như thế, cứ mãi ngụp lặn trong hỷ, nộ, ái, ố, trong tham lam, sân hận, si mê rồi gây khổ cho mọi người và cho chính cả bản thân mình.
Đúng là:
Đường đời chật hẹp người chen lấn
Lối đạo thênh thang hiếm kẻ tìm.
Cho nên, đức Phật nhắc nhở chúng ta luôn luôn sống tỉnh thức, bên trong thì tinh cần nỗ lực, thúc liễm thân tâm, trau dồi trí tuệ; bên ngoài thì không bon chen danh lợi, không đua tranh hơn thua với ai, sống hòa ái, nhu mì, đức độ.
Nói tóm lại, nếu chúng ta muốn có một đời sống an lạc, hạnh phúc thực sự thì chúng ta phải biết sống đúng như chánh pháp: biết ăn ở hiền lương, biết nói lời chân thật dịu dàng dễ thương, hay nói khác hơn là thực hành Ái ngữ theo lời Phật dạy. Làm sao để mỗi lời nói của chúng ta sẽ thơm ngát như bông hoa, sẽ đậm đà như mật ngọt, ngõ hầu góp phần hóa giải phiền não, khổ đau, hận thù, đem lại lợi ích, an vui cho tất cả nhân loại.
Vậy thì, bạn còn chần chờ gì nữa mà không nói lời dịu dàng dễ thương ngay bây giờ?

Sunday, November 23, 2014

chân lý thế gian

Con người tiến đến chân lý không thể qua hàng loạt sai lầm
.Ngay khi bạn thấy lỗi mà không sửa, nó trở thành lỗi của bạn
.con đường bạn đang tiến bạn phải chọn đúng
 nếu đi sai là sai cả cuộc đời giống như giẩm phải phân.Trên thế gian nầy mọi vật đều thay đổi chỉ có sự đổi thay là không thay đổi mà thôi.
                                                                                                                                                                                    

Giảng Sư Thích Thông Triết.


Khúc Gỗ Trôi Sông
Xưa nay vật dụng Chuà chuyền,
Cộng rau ,trái ớt cũng  tiền thập phương.
Ăn xài phải nhớ tiết thương,
Tham lam bỏn xẻn tai ương về mình.
Chén ,ly ,muỗng ,niã linh tinh,
Ăn xài phung phí tội tình người mua.
Ai ơi đã bước vào chuà,
Giữ gìn 3 nghiệp 4 muà bình an.

Đời

Muốn sống cho ra một kiếp người,
Đời còn cay nghiệt, lệ còn rơi.
Mỗi khi thất vọng hờn nhân thế,
Mở miệng thầm than một chữ đời.
Mỗi khi lỡ bước sa cơ người ta thường nói đầu xanh có tội, và mỗi khi cùng đường danh lợi thì người ta thuờng đổ cho vật đổi sao... dời. Hễ vừa cất lên tiếng khóc tu oa thì người ta gọi là chào đời. Đó rồi thời gian qua trở thành một người trên vũ trụ, cũng thương ghét, giận hờn, cũng sầu nhớ, buồn vui. Khi đắc thời cũng biệt thự xe hơi, cũng cao lâu tửu quán trà đình, đến khi hết thời cũng dám ngửa tay xin, từng một bát cơm để no lòng đỡ đói.
Thấy người sang bắc quàng làm họ, còn thân thích bà con nếu tay không thì đừng viếng, đừng thăm cho thêm lụy thêm phiền. Ta chỉ chơi với kẻ cao sang, và bạn với kẻ có uy quyền. Cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại, ai đói nghèo, trối mặt người dưng. Giữa cõi đời ta là kẻ tinh khôn, thừa nước đục thả câu mới sống chứ, chớ ai dại dột thả mồi bắt bóng, để cuộc đời trầm lặng tựa hồ thu.
Ta ghét những ai thốt lên câu “đời không có gì đáng sống”, chứ còn ta thì vợ đẹp, con khôn, tiền non, bạc biển, mỗi bước ra đi là võng lọng huy... hoàng. Ta làm rạng rỡ ông cha và đẹp mặt họ hàng. Ta không giết ai để tranh quyền đoạt của, cũng không van lạy thánh thần để bố đức thi ân. Ta sống giữa đời vì ta khéo, ta khôn, ta biết quỳ lụy khi người giận dữ, nhưng ta cũng biết van lơn khi mình hữu sự, và biết làm cao khi nắm được uy quyền.
Đời đã đá thốc vào lưng ta mấy lượt, nhưng cũng có nhiều phen ta vật đời ngã tung và cất tiếng reo cười. Ta vỗ ngực xưng tên ta là một kẻ thức thời. Nhưng buồn thay có nhiều đêm không ngủ, ta nghe tiếng đồng hồ tíc tắc thâu canh. Ta thấy chán chường cho hai chữ “lợi danh”, đời là gì nếu không phải là một trò dâu bể, tại sao người ta cứ mãi tranh giành, xâu xé, rốt cuộc cũng chung vô giữa nắp quan tài.
Ôi đời, đời là gì mà người ta cứ mãi chém giết lẫn nhau. Thằng khố rách trở nên ông phú hộ, kẻ bạo ngược chết banh thây giữa chợ, cấu xé tranh giành manh áo, bát cơm. Nhưng sống trên đời là chấp nhận khổ đau, đâu lẽ đứng đó mà khóc than thế sự. Có đắng, có cay, có buồn, có khổ, nên người ta mới gọi nó là đời. Thôi thì còn đời ta cũng ráng sống mà chơi, đời thay đổi, ta cũng tùy cơ mà thay đổi. Ðã sanh ra giữa đất trời, đừng oán hận đời cho khổ trí lao tâm.

Thơ Đường cuả Tam Tạng nói vua nhà đường.

Thiết Đồng,Mộc thạch tự kim Dung
Lễ bái tắc phước sanh
Qũy hoại chi vi hữu tội
Lê Long tuy bất năng hành ngũ.
Kỳ ngũ tu lão lê Long
Phàn tăng chi bất năng gián phước.
Kỳ phước tu tính phàm tăng,
Côn luân hữu ngọc hỗn tạp tạp san
Không làm chủ được tâm,mà tâm sai khiếp còn luân hồi
.No lệ cho nghiệp mình.
làm chủ nghiệp muốn dừng tu,chuyển nghiệp do mình lúc về già...v.v...
Đêm đói bóng lúc tàn canh
Giật mình tĩnh giấc thương mình xót xa
Nhất niệm phật tại tiền
Nhị niệm Phật tại thăng thiên
Tam niệm Phật tại tây thiên

ỷ Lan thái hậu dạy chư tăng

 ỷ Lan thái hậu dạy chư tăng
Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc không quân bất quản,
Phương đắc khế chân không.
Bản dịch: 
Phiên âm Hán-Việt:

Sắc là không, không tức sắc
Không là sắc, sắc tức không
Sắc không đều chẳng quản
Mới được hợp chân tông.
KỆ KHAI CHUỖI
... / ...
 
Không có hạnh phúc nào bằng sự yên tĩnh của tâm hồn.”
Lời Phật dạy:

Tay lần trăm tám hột châu,
Dứt trừ tội lỗi, buồn rầu tiêu tan,
Xa lìa khổ ác ba đàng,
Thế gian phiền lụy hóa toàn liên hoa.

Ái hà ngàn thước sóng xao,
Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi!
Muốn cho khỏi kiếp luân hồi,
Phải mau gấp niệm Nam mô Di Ðà.
NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

Ngô Mạnh Tông

Ngô Mạnh Tông
... // ...
    Người ở đất Giang Hạ, về đời Tam Quốc, mồ côi cha, Mạnh Tông ở với mẹ rất có hiếu. Một hôm, bà mẹ của Mạnh Tông đau thèm ăn canh măng, nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có mấy mục măng từ dưới đất mọc lên, quá mừng rỡ. Mạnh Tông mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong bà mẹ liền hết bịnh. Người ta cho rằng lòng hiếu động của Mạnh Tông, động lòng trời, nên măng mọc lên để cho ông được tròn chữ hiếu. Về sau này có một loại măng màu xám được đặt tên là Mạnh Tông, hình dáng trông rất đẹp và ăn ngon.
Nguyên bản:
Lệ khấp sóc phong hàn,
Tiêu tiêu trúc cổ san,
Tu du đông duẩn xuất,
Thiên ý báo bình an.
Có nghĩa là:
Ngồi khóc trong gió bấc lạnh thổi,
Lèo tèo chỉ có mấy gốc tre,
Phút chốc măng mùa đông mọc lên,
Ý trời khiến cho mẹ được khỏi bệnh
Diễn Quốc âm:
Ngô Mạnh Tông phụ thân sớm khuất,
Thờ mẫu thân lòng thực khăng khăng,
Tuổi già trằn trọc băn khoăn.
Khi đau nhớ bát canh măng những thèm.
Trời đông tuyết biết đâu tìm được.
Chốn trúc lâm phải bước chân đi
Một thân ngồi tựa gốc tre.
Ôm cây kêu khóc nằn nì với cây.
Giữa bình địa phút giây bỗng nứt,
Mấy giò măng mặt đất nỗi lên.
Đem về điều đặt bữa canh,
Ăn rồi bệnh mẹ lại lành như xưa.
Măng mùa lạnh bây giờ mới thấy.
Để về sau nhớ lấy cỏ cây.
Cho hay hiếu động cao dày.
Tình sâu cũng khiến cỏ cây cũng tình
MẠNH TÔNG
... / ...

Mạnh tông nuôi Mẹ bịnh khi già
Một bữa canh măng tặng quạ qua,
Tiếng Hạc kêu la rằng bụi khóc
Râu rồng bổng thấy nẩy măng ra

Thanksgiving Day 2014

Thanksgiving Day 2014
potato,corn,green beans,campbells gravy,
chestnuts,carot,celery,onion,sausage,turkey stuffing.

ham with pineapple recipe,salad,pump kin pie.red wine.
Năm nay nướng gà tây rất ngon,bởi vì đem gà ngâm với nước đường và muối.để ráo lấy chanh tươi chà lên da gà, dùng bao tay lồng da cho phồng lên nhét bơ vào bên
trong thịt gà dặn lửa 425 độ f nướng 2 tiếng. thịt gà tây da giòn bên trong thịt mềm mại lại không có khô ,rất ngon.

Chữa Lành Vết Thương Lòng

Chữa Lành Vết Thương Lòng
                                                                            ... // ...                                                          Quá khứ tâm bất khả đắc.
   Hiện tại tâm bất khả đắc.  
   Vị lai tâm bất khả đắc.

Nghĩa là: Chuyện quá khứ qua rồi đừng luyến tiếc, đừng nhớ nghĩ làm gì cho bận tâm, chỉ gieo thêm nghiệp chướng chứ chẳng ích lợi gì. Chuyện hiện tại rồi cũng qua mau, cố níu kéo cũng chẳng được, có lo âu phiền muộn cũng chẳng ích lợi gì.

     Chuyện tương lai chưa đến, lo lắng, ưu tư, sầu muộn cũng chẳng giúp ích được gì. Chi bằng chúng ta giữ gìn tâm trí được như như, bình tĩnh, thản nhiên, có phải khỏe hơn không? Chuyện gì phải tới nó sẽ tới, lo sợ cũng chẳng ngăn cản được đâu. Tốt nhứt chúng ta đừng tạo thêm tội nghiệp mới, thì khỏi phải lo sợ quả báo, tội báo, nghiệp báo sẽ đến!Tổ Điều Ngự Giác Hoàng, tức là Hoàng Đế Trần Nhân Tôn nhường ngôi, đi tu, trở thành Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm, có dạy rằng:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Nghĩa là dù sống trên đời, muốn được vui theo đạo lý, hãy đừng chấp chặt, tùy duyên hành sự, tùy hoàn cảnh mà ứng xử. Chẳng hạn như đói đến thì ăn, mệt ngủ khò. Chẳng có gì đòi hỏi, chẳng có gì buồn lo, chẳng có gì bận tâm, chẳng có gì ưu phiền. Trong mỗi con người chúng ta, ai ai cũng có "của báu", đó chính là "con người chân thật" của chúng ta. Cho nên chẳng cần chạy vào chùa, hay lên non lên núi, tìm kiếm làm gì cho mất công, nhọc sức vô ích. Trong cuộc sống hiện nay, đối với các cảnh trần đời, chúng ta đừng khởi vọng tâm lăng xăng lộn xộn, thương thương ghét ghét, phải quấy thị phi, tranh đua hơn thua. Lúc đó, chính là lúc chúng ta đạt được thiền định, hiểu được và sống được với "con người chân thật" của chính mình. Đó chính là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.
Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: "Chỉ có phước báo mới có thể giảm thiểu nghiệp báo mà thôi".
Luật nhân quả không bao giờ sai chạy, dù cho con người tu hành đắc thánh quả, vẫn phải chịu quả báo do những tội nghiệp đã gây nên, từ nhiều đời nhiều kiếp trước kia. "Chỉ có phước báo mới có thể giảm thiểu nghiệp báo mà thôi".
Chư Tổ có dạy: "Tu mà không học là tu mù. Học mà không tu là đãy sách"
Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều cơ hội, có rất nhiều cách, có rất nhiều phương pháp, để cho con người làm phước, tạo phước, kiếm phước. Dù là phước hữu lậu hay vô lậu, đều có công năng giúp con người có cuộc sống bình yên, ít đau khổ, bớt phiền não, để tiến tới chỗ giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi. Phước hữu lậu do những việc làm tạo sự an vui thoải mái, có ích lợi cho người, giúp đỡ người lúc gặp khó khăn về vật chất hay tinh thần. Phước hữu lậu có công năng đem lại sự may mắn, tai qua nạn khỏi, chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không, bớt oan trái, giảm nghiệp báo. Người làm phước với ước mong được hưởng phước về sau, đó là phước hữu lậu, còn trong vòng sanh tử luân hồi.
Phước vô lậu do những việc làm có ích lợi cho người, nhưng đồng thời cũng chuyển hóa được con người chính mình, thí dụ như bố thí cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tư duy thiền quán, tu tâm dưỡng tánh. Người làm phước với tâm từ bi hỷ xả, không cầu mong được hưởng phước về sau, chỉ cố gắng tu học để tiến dần đến chỗ giác ngộ và giải thoát, đó là phước vô lậu, vượt khỏi vòng sanh tử luân hồi. Trong lúc thực hiện hành động tạo phước, không nghĩ rằng mình đang làm phước, giúp đỡ người khác vì tình thương, do lòng tốt tự nhiên, với tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó là hành động tạo phước cao thượng nhứt, đem lại "phước báu" vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.
Phước hữu lậu ví như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp con người giàu sang, sung sướng, may mắn, bình yên. Hưởng phước này có ngày cũng cạn, cũng dứt. Khi đó, con người sẽ phải đền trả những nghiệp báo trước kia. Chúng ta đã từng thấy các ông vua, các bà hoàng, các hoàng tử, các công chúa, các nhà giàu có trưởng giả, thế lực quyền quí, cao sang danh vọng, các lãnh tụ chính trị, các lãnh tụ tôn giáo, khi hưởng hết phước báo hữu lậu, họ phải chịu nhiều tai nạn, khổ ách, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, thậm chí có thể mất mạng thê thảm, không chỗ chôn thân!
Khi
Đức Phật còn tại thế, có người ngoại đạo đến hỏi Đức Phật: Ngài có kinh điển nào đem đọc tụng, có thể giúp cho đệ tử của Ngài vãng sanh niết bàn được không? Đức Phật trả lời rõ ràng: KHÔNG! Tại sao vậy? Bởi vì con người hiền thiện, biết tu tâm dưỡng tánh khi còn sinh thời, tâm tư thanh thản, nhẹ nhàng, thì nhứt định kiếp sau sẽ sinh ở cõi lành. Con người hung ác, luôn luôn làm việc lợi mình hại người, bất chấp thủ đoạn, bất kể sự phiền não khổ đau của tất cả mọi người, thì nhứt định kiếp sau sẽ sinh vào tam đồ ác đạo, gồm có: địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh. Thí dụ như dầu nhẹ hơn nước thì nổi trên mặt nước, đá nặng hơn nước thì chìm dưới đáy nước, không nghi ngờ gì cả, không thể nào khác hơn được. Đó là chân lý công bằng tuyệt đối vậy.

..Rong riêu...

...Rong riêu...


Cuộc đời lắm chuyện thị phi,
Thánh nhân còn bị huống chi là mình.
Rong riêu bám víu mặc tình,

Thảnh thơi chân bước an bình cõi tâm.


Rong Reu- Nguyen Khang, Asia 51

Rong Reu- Nguyen Khang, Asia

Wednesday, November 19, 2014

Tu Thiền.

                                                              
                                                       Ở đời vui đạo hãy tùy duyên 
                                                        Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền
                                                       Trong nhà có báu thôi tìm kiếm 
                                                        Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.
                                                                    ~ Trần Nhân Tông
                                                          
  Chẳng qua bã gạo ủ lên men,
                                                             Mà biến người ngay thành kẻ hèn.
                                                                 Nhà tan nước mất đều do rượu,
                                                            Phá cả tôn nghiêm chốn cửa thiền.

SƠ TỔ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM VIỆT NAM (1258 - 1308

TIỂU SỬ PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG 
Kiếp người - bọt sóng biển mênh mông
Sống chết tại thiên, chớ bận lòng.
Nắng đẹp bình minh, chiều xạm tối.
Mùa xuân lá mọc, héo mùa đông.{1}
Lã Vọng, Phan Lang đều chết cả.(2)
Thiên nhiên vận vật cứ xoay vòng.
Kiếp đời đã vậy, đừng than vãn.
Về tây nắng ngả, nước về đông.
" Lã vọng" người đầu bạc,"phan lang "người trẻ có mái tóc xanh
"Mùa xuân lá mọc, héo mùa đông".: hai câu có ý nghiã giống nhau

,

Wednesday, November 12, 2014

Chúa Giê-su nói rằng :


"Hãy thương bạn mình như thương chính linh hồn mình , bảo vệ họ như bảo vệ chính con ngươi trong mắt mình." Và Chúa nói : "Ngươi chỉ thấy cái dằm trong mắt bạn của ngươi mà không thấy cái xà trong mắt của chính mình . Khi nào lấy cái xà trong mắt của ngươi ra được , lúc đó mới trông thấy rõ mà lấy được cái dằm trong mắt bạn ngươi."
"Người giàu lên nước thiên đàng khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim ".Đó là một chân lý muốn nhấc ta đừng quá tham vọng,rồi sẽ lầm đường lạc lối lại dẫm trên thân xác người vô tội phải vận dụng những gì mình có mà chia xớt cho đối phương và dùi dắt cho mọi người đi đúng chân lý mà thượng Đế đã trao tặng cho mỗi con người.

Monday, November 10, 2014

Điểm linh Quang ở đâu?

“Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ 
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn 
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học 
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”
 

Điểm: Một chấm nhỏ. Linh: thiêng liêng. Quang: ánh sáng.
- Đại bi tâm: chuyển thức thành trí,chuyển ái xa lià.
- Bồ đề tâm có nghiã là giục thức tâm để tâm được giác ngộ .Tâm phải hồi hướng cho chúng sanh gọi là tâm đại bi <Bảo hộ tam giới> hồi báo về sao công đức vô lượng .
Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói:
“Bồ Đề Tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh.”
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp.”
.Thiền Sư Suzuki trong Đại Thừa Phật Giáo Khái Luận
1) Bồ Đề Tâm siêu việt tất cả mọi hạn định của ngũ uẩn, thập nhị xứ, thập bát giới. Nó không phải cá biệt mà là phổ quát. 
2) Từ bi chính là bản chất của Bồ Đề Tâm, vì thế tất cả Bồ Tát coi Bồ Đề tâm là lý do tồn tại của họ. 
3) Bồ đề tâm cư ngụ trong trái tim của bình đẳng tánh, tạo nên những phương tiện giải thoát cho cá nhân. 
(C) Phân loại Bồ Đề Tâm :
1) Nhị Chủng Bồ Đề Tâm: 
- Duyên Sự Bồ Đề Tâm 
- Duyên Lý Bồ Đề Tâm 
A- 3 hạnh Bố thí trong Bố thí Ba-la-mật
Bố thí là một trong lục đạo Bồ tát (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ).
Ba hạnh Bố thí từ thấp đến cao bao gồm: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
Có một câu chuyện minh họa cho Pháp thí (bố thí pháp) của Đức Phật rất sâu sắc, mình luôn nhớ đến mỗi khi nghĩ về pháp bố thí:
Một người nghèo hỏi Đức Phật : “Tại sao con nghèo như thế?"
Phật nói : “Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác.”
Người ấy nói : “Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí.”
Đức Phật dạy : “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :
1. Nhan thí – Bố thí nụ cười.
2. Ngôn thí – Bố thí ái ngữ, nói lời hay.
3. Tâm thí – Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.
4. Nhãn thí – Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.
5. Thân thí – Bố thí hành động nhân ái.
6. Tọa thí – Bố thí nhường chỗ cho người cần.
7. Phòng thí – Bố thí lòng bao dung.
2. Pháp thí là bố thí giáo pháp, gồm khẩu thí và thân thí.
Ðem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác, là khẩu thí.
Ngoại mình dạy: "Bánh sáp đi bánh quy lại"
đồng nghiã với câu:"ăn miếng chả,giả miếng nem"
.Phật tử cúng dường các Tăng, Ni,Tỳ kheo phải dùng đúng nghiã làm tròn hạnh bố thí.
.Những người giàu có trong kiếp này, nếu là làm giàu theo sự chân chính thì có nghiã như một đoá sen. Nếu có sự dối trá thì có chư thần hai bên vai vác , ghi chép đó là toà án lương tâm luôn xây vần di chuyển theo kiếp luân hồi.
Tin Mừng đó là: Thiên đàng nằm trong mỗi chúng ta; không còn gì để lo sợ. Chúa Giêsu dạy chúng ta chỉ hai điều (1) Yêu Thiên Chúa và (2) Yêu mọi người. Chính hai điều này làm sạch mọi tội lỗi của ta. Đó là cách sám hối tích cực của Chúa Giêsu. Làm được 2 điều này là có Thiên đàng ở trong lòng ta. Không còn sợ.
Tin Mừng chính là pháp vô úy thí lớn và mãnh liệt, giải phóng tất cả chúng ta khỏi những nỗi sợ, những hệ thống luật lệ áp bức, những chuẩn mực người khác bảo bạn cần phải theo, những nỗi sợ so sánh hơn thua người khác, những nỗi sợ sai lầm tạo nghiệp… Bởi vì chỉ cần chúng ta hành động với tình yêu Thiên Chúa và yêu mọi người, ta sẽ không còn tạo nghiệp do ác tâm, hay ganh ghét lẫn nhau nữa
.